Viêm gan C

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 170  triệu người nhiễm virus viêm gan C mãn tính, trong đó 350-500 nghìn bệnh nhân tử vong mỗi năm. Riêng Việt Nam có khoảng 4-5 triệu người nhiễm viêm gan siêu vi C, trong đó hơn 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan, hoặc ung thư gan. Ta có thể nhận thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh là không nhỏ. Vậy làm sao để nhận biết được chúng ta có đang mắc viêm gan C hay không? Và muốn phòng tránh, hay điều trị như thế nào? Có lẽ đó là những thắc mắc chung của mọi người. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây.

1. Viêm gan C là gì?

virus HCV

(Nguồn: internet)

Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm do virus HCV (viết tắt của Hepatitis C virus -  một loại virus phá hủy tế bào gan) gây nên. Loại virus này xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, tấn công các tế bào gan, tiêu diệt các tế bào gan. Cho đến nay, vẫn chưa tìm được vacxin phòng ngừa và thuốc có khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus trong cơ thể người nhiễm.

  1. Các triệu chứng của viêm gan C

Phần đông người bị mắc viêm gan C không có triệu chứng rõ ràng ở những giai đoạn đầu của bệnh. Chỉ khi nào bệnh chuyển biến tới mức độ nặng, người bệnh mới thấy xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Virus đi vào cơ thể người bệnh, tấn công vào hệ miễn dịch gây ra tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, gan có mối quan hệ mật thiết với hệ tiêu hóa, do đó khi gan bị tổn thương thì kèm theo đó là hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng khiến cơ thể không còn cảm giác ăn ngon, khó tiêu hóa.

  • Sốt nhẹ

Tình trạng sốt nhẹ thường kéo dài từng cơn, khiến người bệnh chủ quan nhầm tưởng triệu chứng này chỉ là cảm mạo thông thường.

  • Vàng mắt, vàng da

Khi mắc bệnh, khả năng đào thải các chất độc trong cơ thể kém, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao gây ra triệu chứng vàng mắt, vàng da. Triệu chứng này thường ít xuất hiện ở giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính triệu chứng này mới rõ ràng.

  • Sạm da, đau tức hạ sườn phải

Khi mắc bệnh viêm gan C, chức năng gan của người bệnh bị suy giảm, gan hoạt động kém hơn cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường, thức ăn không hợp vệ sinh, sử dụng bia rượu,… gây ra các triệu chứng sạm da và đau tức hạ sườn phải.

  • Các triệu chứng khác

Bệnh nhân nhiễm viêm gan C còn kèm theo một số triệu chứng khác như: đau khớp, da mẩn ngứa, nổi mụn nhọt,…

Khi nhận thấy cơ thể có sự thay đổi và mắc phải những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm ngay để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hợp lí.

Ngoài ra, vì bệnh không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nên cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ cơ thể là đi khám sức khỏe định kì ít nhất 6 tháng 1 lần.

các triệu chứng của viêm gan C

(Nguồn: internet)

  1. Viêm gan C lây nhiễm qua những con đường nào?

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm vì thế bệnh có thể truyền từ người mắc bệnh sang người lành. Nguy hiểm nhất là rất nhiều người bị nhiễm vi rút viêm gan C nhưng không hề hay biết mình mang bệnh vì thế vô tình là nguồn truyền mầm bệnh nguy hiểm cho người thân, và những người xung quanh.

Có 4 con đường lây nhiễm chủ yếu của virus viêm gan C, chúng ta nên chú ý để tránh lây nhiễm:

  • Đường máu: là con đường lây nhiễm chủ yếu từ hình thức truyền máu từ, hay từ các dụng cụ dính máu không được khử trùng đúng cách như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, xăm hình, dùng chung kim tiêm… với người mang virus. Con đường máu là con đường dễ lây nhiễm nhất, và tỉ lệ nhiễm cao nhất.
  • Đường quan hệ tình dục: Vius viêm gan C có trong tinh dịch, tinh trùng của người bệnh thông qua vết xước ở niệu đạo để lây nhiễm từ người mang virus sang người lành. Nguy cơ lây nhiễm từ con đường này là rất thấp tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý quan hệ tình dục một cách an toàn.
  • Đường mẹ truyền sang con: trường hợp này tỉ lệ mắc chiếm 5%. Bệnh không lây qua đường sữa mẹ nhưng các bà mẹ khi bị nhiễm virus viêm gan C được khuyên không nên cho con bú trực tiếp mà vắt sữa rồi cho con bú, tránh vết xước ở đầu vú sẽ là cơ hội tốt cho virus xâm nhập qua bé.
  • Lây qua dụng cụ y khoa: Vi rút viêm gan C có thể lây truyền qua các dụng cụ y khoa như kim tiêm, châm cứu  mà không được khử trùng đúng cách.

    các con đường lây truyền viêm gan C

    (Nguồn: internet)
  1. Các giai đoạn viêm gan C

Viêm gan C tiến triển qua 2 giai đoạn chính là Viêm gan C cấp tính và Viêm gan C mãn tính:

  • Viêm gan C giai đoạn cấp tính

Viêm gan C giai đoạn cấp tính là giai đoạn 6 tháng đầu khi virus viêm gan C đi vào cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể, virrus HCV có thời gian ủ bệnh trung bình là 40 ngày. Sau thời gian đó, virus bắt đầu hoạt động, phá hủy tế bào gan để nhân nên và phát triển tuy nhiên người bệnh hầu như không có biểu hiện gì, bệnh phát triển rất âm thầm nên khi phát hiện bệnh đã chuyển biến nặng.

Trong 6 tháng, khoảng 15-30% bệnh nhân có thể tự đào thải được virus và khỏi bệnh trong giai đoạn này. Phần đông còn lại sẽ chuyển sang viêm gan C mãn tính.

  • Viêm gan C giai đoạn mãn tính

Viêm gan C mãn tính là trường hợp không đào thải được virus HCV ra khỏi cơ thể sau 6 tháng bị nhiễm. Ở giai đoạn này, virus bắt đầu nhân nên nhiều lần và phá hủy các tế bào gan một cách mạnh mẽ, bệnh nhân sẽ có những tổn thương nặng nề hơn ở gan. Nếu không điều trị kịp thời thì phần trăm khỏi bệnh là rất thấp.

  • Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan siêu vi C

    biến chứng của viêm gan siêu vi C

(Nguồn: internet)


Virus HCV vào gan, hủy hoại gan, chức năng gan bị suy giảm nặng nề. Bệnh khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng:

Tăng men gan: gan có nhiều loại men (enzyme), các men này sẽ được phóng thích vào máu khi tế bào gan chết theo chu trình. Tế bào gan bị hủy hoại do tế bào Kupffer hoạt động quá mức sẽ phóng thích các enzyme vào máu gây tăng men gan.

Xơ gan: tế bào gan bị hoại tử, khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm tăng sản sinh TGFβ, là yếu tố kích hoạt tế bào stellate sản sinh xơ sợi để tạo sẹo liền vết thương. Tuy nhiên quá trình này diễn ra trong một quá trình dài mà người bệnh không có phương pháp điều trị kịp thời, làm các tế bào gan chết dần còn các xơ sợi hình thành không trật tự. Hậu quả là gan mất hoàn toàn khả năng phục hồi.

Ung thư gan: đây là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh. Virus viêm gan C huỷ hoại các tế bào gan, kích hoạt tế bào Kupffer tiết ra Interleukin, TNF-α, TGF-ß… Đây là những chất làm tăng tình trạng chết tự nhiên của tế bào gan. Hậu quả là việc tân sinh các tế bào gan mới tăng nguy cơ đột biến, ung thư hóa. Mắc phải biến chứng nguy hiểm này, cuộc sống của người bệnh thường chỉ tính bằng ngày, bằng tháng. Thậm chí bệnh có thể tử vong không báo trước.

  1. Phòng bệnh viêm gan C

 

phòng bệnh viêm gan C

(Nguồn: internet)

Hầu hết các bệnh bị nhiễm từ virus đều rất nguy hiểm. Và các bệnh về gan thường hoạt động rất âm thầm, với những triệu chứng rất nghèo nàn, người bệnh thường chủ quan cho đến khi bệnh tiến triển nặng và việc điều trị càng trở nên khó khăn. Vì thế người bệnh nên có phương pháp phòng bệnh ngay từ bây giờ:

  • Cách phòng tránh tốt nhất chính là thực hiện chế độ sinh họat lành mạnh: có chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, nhiều tinh bột, ít chất béo và muối. Ăn nhiều rau xanh và uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp mình thanh lọc cơ thể. Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho gan như: rượu, bia,…Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh dùng các dụng cụ: kim chích, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ căt móng tay,… dính máu. Nếu sử dụng phải khử trùng đúng cách.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.

  • phòng bệnh viêm gan C(Nguồn: internet)

  1. Điều trị viêm gan C thế nào?

 Hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa hữu hiệu và cũng chưa có thuốc tiêu diệt hoàn toàn virus khỏi cơ thể. Cho nên, việc điều trị Viêm gan C gặp khó khăn hơn rất nhiều, nhất là trong giai đoạn mãn tính và các biến chứng của bệnh.

 Các loại thuốc điều trị Viêm gan C bao gồm Ribavirin và Interferon chỉ dừng lại với tác dụng kiềm hãm và không cho virus sinh sôi trong cơ thể người bệnh, đưa virus về trạng thái ngủ đông. Nếu sức đề kháng của người bệnh yếu, virus sẽ hoạt động lại bất cứ khi nào.

Nếu bệnh nhân có nghi ngờ mình bị mắc phải bệnh viêm gan C, bạn không nên quá lo lắng. Việc đầu tiên bạn phải làm là đến ngay bệnh viên hoặc các phòng khám chuyên khoa gan để làm các xét nghiệm và có những chuẩn đoán chín xác, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bệnh viêm gan C không có triệu chứng rõ ràng, vì thế người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Vì thế tốt nhất chúng ta nên thực hiện các kiểm tra định kì, phát hiện sớm để chữa trị kịp thời.

điều trị viêm gan C

(Nguồn: internet)

Sử dụng Viên Uống Giải Độc Gan Liver Capsule được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, tăng tổng hợp protein tại tế bào gan, đồng thời cũng thúc đẩy sự tái tạo các tế bào gan đã bị huỷ hoại, hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị các căn bệnh về gan.
Hãy hành động ngay để bảo vệ lá gan  được mạnh khoẻ một cách tự nhiên.