HẬU SẢN - CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ CHỊU SAU SINH

Khoảng thời gian sau sinh là khoảng thời gian các mẹ có nhiều sự thay đổi về tất cả tâm - sinh - hóa lý, thường có những triệu chứng từ đơn giản đến phục tạp, gọi là hậu sản.

Các mẹ đã khá vất vả trong thai kỳ và trải qua cuộc vượt cạn thành công. Các mẹ đừng quá vui mừng vì có thiên thần bé nhỏ bên cạnh mà quên mất đi bản thân mình cũng cần được  chăm sóc kĩ lưỡng sau sinh. Các mẹ đừng xem thường những triệu chứng khó chịu nhỏ nhỏ sau sinh nhé:

Chóng mặt, mệt mỏi và đôi khi buồn nôn:

Một số bà mẹ chỉ xem đây là triệu chứng bình thường vì mới sinh song cơ thể còn yếu và do mất máu. Trong 24h đầu nếu có dấu hiệu tuột huyết áp ( chóng mặt, mệt mỏi,…), da xanh xao, tay chân lạnh… thì các mẹ nên báo ngay với bác sĩ tránh bệnh lý băng huyết sau sinh.

Trong thời gian nuôi con trong cử ( hay miền bắc gọi bình dân là nằm ổ), các mẹ sẽ cảm thấy triệu chứng tương tự khi phải thức đêm chăm bé; trong giai đoạn này, các mẹ nên chú ý đến việc ăn uống đủ chất, tránh làm việc  quá sức và có thể uống thêm các  loại vitamin để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức  đề kháng. Nếu triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi này kéo dài liên tiếp thì các mẹ nên tìm đến bác  sĩ  để có chỉ dẫn hợp lý cho từng trường hợp.

dinh dưỡng cho mẹ

Dinh dưỡng cho các mẹ sau sinh rất quan trọng

Đau nhức đầu ti:

Các mẹ có cảm giác đau rát đầu ti khi cho bé bú, một số mẹ nghĩ  rằng do các bé háu ăn hoặc  căng sữa  nên nghĩ đây là triệu chứng không đáng ngại. Nhưng thực ra, nguyên nhân là do các mẹ cho bé bú sai tư thế.

dinh dưỡng cho mẹ

Hướng dẫn cho bé ti đúng tư thế.

Các mẹ có thể khắc phục  bằng cách, thay đổi tư thế khi cho bé bú hoặc tạm dừng việc cho bé ti trực tiếp thay vào đó là phương pháp hút sữa trong thời gian này. Hàng ngày, các mẹ nên vệ sinh núm ti bằng nước muối ấm để tránh ảnh hưởng sức  khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, các  mẹ có thể chườm nước  ấm  để giảm bớt cảm giác  đau nhức.

Trong trường hợp, núm ti có thêm dấu hiệu rạn nứt hoặc chảy máu thì các mẹ nên đi  đến bác  sĩ để được  chăm sóc  tốt nhất.

Đi tiểu không kiểm soát:

Nguyên nhân của sự cố này là do cơ thể còn yếu, vùng kín giản nở quá rộng và bàng quang bị chèn ép do thai nhi ngày càng lớn dần. Đôi khi không muốn đi tiểu mà  nước tiểu vẫn tiết ra.

Để khắc phục tình trạng này, tôi xin chia sẻ với các mẹ bài tập cơ kegel:

dinh dưỡng cho mẹ

Phương pháp tập Kegel.

– Hít vào, thắt cơ vùng chậu đồng thời ním thở trong khoảng 3-5 giây, rồi thư giãn. Khi quen dần các mẹ có thể tăng thời gian tập lên 5-10 giây/lần.

– Hãy siết chặt các cơ sàn chậu sau đó thả lỏng ra. Làm liên tục như vậy 10 lần thì dừng lại. Nghỉ ngơi 10-20 giây thì lặp lại.

Mách nhỏ, bài tập này giúp thu nhỏ vùng kín, khắc phục sự cố tiểu không kiểm soát, bên cạnh đó còn giúp các  mẹ tự tin hơn khi gần gủi với các bố sau này nữa nhé.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận