TESTOSTERON LÀ GÌ

Testosterone là gì?

Testosterone là một hormone giới tính nam quan trọng cho sự phát triển tình dục và sinh sản. Viện Y tế Quốc gia xem Testosterone là hóc môn nam quan trọng nhất. Phụ nữ cũng sản xuất Testosterone, nhưng ở mức thấp hơn nam giới. Testosterone là một hoóc môn Steroid từ nhóm Androgen. Ở nam giới, Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các mô sinh sản của nam như tinh hoàn và tuyến tiền liệt cũng như thúc đẩy các đặc tính sinh dục phụ như làm tăng cơ bắp, xương và sự phát triển tóc. Ngoài ra, Testosterone là cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc cũng như phòng ngừa bệnh loãng xương.

Ở người đàn ông trưởng thành, lượng Testosterone trong máu là 10-35 nanomol/lít để đảm bảo sức khỏe nền tảng và khả năng tình dục.

Việc sản xuất Testosterone bắt đầu tăng đáng kể trong giai đoạn dậy thì, và bắt đầu giảm sau khi 30 tuổi hoặc lâu hơn.

Nguồn gốc của Testosteron

Testosterone là hormone nội tiết tố nam được tiết ra chủ yếu ở tinh hoàn và một phần nhỏ từ tuyến thượng thận của nam giới. Nồng độ Testosterone trong cơ thể nam giới cao nhất vào buổi sáng từ 4h – 8h và thấp nhất vào buổi chiều tối từ 16h – 20h. Khi nam giới bước vào tuổi dậy thì, lượng Testosterone trong bộ phận sinh dục sẽ tăng lên nhanh chóng. Hormon này sẽ giúp cơ quan sinh dục nam sinh trưởng và phát triển đồng thời quyết định cả đặc tính sinh dục ở nam giới.

Testosterone còn làm tăng việc tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ bắp, kích thích tạo hồng cầu, làm tăng tốc độ phân bào và phục hồi sau chấn thương hay mệt mỏi. Đặc biệt, Testosterone giữ vai trò quyết định đến khả năng sinh lý, sinh sản của phái mạnh, tạo ra và làm tăng cường ham muốn tình dục, chỉ đạo sự cương cứng của dương vật, sản xuất tinh trùng...

Bình thường, lượng Testosterone là 300-1.200 nanogram/dl. Hàm lượng Testosterone cao nhất ở tuổi 20, sau đó cứ 10 năm sụt giảm 10%. Nếu lượng Testosterone trong máu bị thiếu hụt (thấp hơn mức trung bình), sức khỏe và cả khả năng sinh lý của nam giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (như làm giảm ham muốn, rối loạn cương dương…), đồng thời có nguy cơ cao mắc phải hàng loạt bệnh lý khác nhau.

Vai trò của Testosterone

Testosterone là một hormon đồng hóa : Testosterone có tác dụng kiến tạo khối cơ bắp,  Testosterone cũng có vai trò trong sự dự phòng và điều trị bệnh tiểu đường Testosterone giúp cho các bộ phận tiếp nhận insulin hoạt động có hiệu quả hơn, qua đó giảm xu thế phát triển thành bệnh tiểu đường, một xu thế tăng lên theo tuổi tác. Thiếu hụt testosterone làm cho cơ và xương yếu đi, và sự thiếu hụt này là một đặc trưng của tuổi tắt dục (suy giảm chức năng tính dục) ở nam giới. Hormon nam còn có kích thích sự phát triển lông trên cơ thể nhưng lại giảm phát triển tóc.

Tác động đến trao đổi chất: Tiêm Testosterone có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất đến 15%. Nhiều nghiên cứu cho rằng nếu dịch hoàn "không thực hiện tốt" được chức năng tiết Testosterone của mình, trao đổi chất chung của cơ thể mất đi khoảng 5-10%. Ảnh hưởng của Testosterone đến quá trình trao đổi chất chủ yếu thông qua tác động đến trao đổi protein và tăng cường hoạt động tế bào.

Tác động đến hồng cầu: Tiêm testosterone cho động vật đã bị cắt bỏ dịch hoàn làm tăng số lượng hồng cầu tromg máu khoảng 20%. Bình thường thì đàn ông cũng có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn phụ nữ (tính trong milimet khối máu). Sự khác nhau này có thể do testosterone ảnh hưởng đến trao đổi chất hơn là do ảnh hưởng trực tiếp của testosterone đến các tế bào hồng cầu.

 Ảnh hưởng đến cân bằng nước và các chất điện giải: Cũng như các hormone thuộc nhóm steroid, Testosterone làm tăng cường tái hấp thu Natri tại các ống lượn xa của thận (tác động này của Testosterone thấp hơn rất nhiều so với các Corticoid khoáng của tuyến thượng thận). Tuy nhiên người ta thấy rằng sau tuổi dậy thì thể tích máu và dịch thể ngoại bào trong cơ thể nam giới tăng lên.